image banner
Lịch sử

Đang cập nh

Vài nét về lịch sử địa danh và quá trình khai phá vùng đất Bình Lãng:
Theo thư tịch cũ thì vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII đã có người Việt vào khai phá vùng đất ở khu vực 2 con sông Vàm Cỏ.
Đến khoảng đầu thế kỷ XVIII, có kiến họ Mai (dòng họ của Ông Mai Văn Đăng) đã vào khai khẩn vùng đất thuộc Ấp Bình Hoà hiện nay, ít lâu sau có kiến họ Phan, do ông Phan Văn Nghêu (còn gọi là Ông Hóng) cũng vào khai phá vùng đất thuộc ấp Bình Hoà. Do lựclượng đông, tài chính dồi dào chẳng bao lâu thể lực của ông Hồng phát triển rất nhanh và trở thành một cự phú trong vùng. Ngược lại kiến họ Mai làm ăn gặp nhiều khó khăn.Theo dân gian vì kiến họ
Mai vào khai khẩn trước nên được tôn là tiền hiền, sau ông Hóng đã“ mua” lại danh hiệu Tiền hiền từ kiến họ Mai với giá bằng 3 mẫuruộng (chứng tích hiện còn là dãy ruộng nằm tại ngọn Bà Năm lênmột đổi đến kênh Tư Quang) và kể từ đó kiến họ Phan của Ông Hồng
là Tiền hiền làng Bình Lãng.Thuở ấy, Nam Bộ nói chung, Bình Lãng nói riêng là vùng rừng
rậm hoang vu, dưới sông nhiều cá sấu, trên bờ lắm thứ dữ. Nhữngtruyền thuyết về rạch Đồng Hiểm do voi rừng lội lâu ngày nên đất lở thành sông hay con rạch Bà Len do trâu rừng đi lâu ngày mà thành đã chứng minh cho điều này. Các vị bô lão ở Bình Lãng, địa danh Bình Lãng cũng đã phản ánh những hiểm trở, khó khăn của vùng đất này trong buổi đầu khai phá. Theo các cụ, Bình là làm cho bằng phẳng, còn Lãng là hà lãng (vùng đất trũng ngập nước). Bình Lãng là làm bằng cái hà lãng, và từ trước tới nay lập luận này vẫn còn được lưu truyền.
Cho đến năm 1698, Chúa Nguyễn sai Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất phía Nam, đặt thành phủ Gia Định và lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Năm Gia Long nguyên niên (1802) đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định (bao gồm cả Nam Bộ). Năm 1808 lại đổi thành Gia Định Thành và huyện Tân Bình được nâng lên thành phủ coi 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc thì vùng đất xã Bình Lãng hiện nay thuộc tổng Thuận Đạo Thượng, huyện Thuận An, phủ Tân Bình, thành Gia Định. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều đình Huế chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh, lấy huyện Thuận An và Phước Lộc lập ra phủ Tân An, phủ lỵ đóng tại thôn Bình Khuê (nay là vùng đất chợ Cai Tải, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ).
Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua sai Trương Đăng Quê vào kinh lý Nam Kỳ lục tỉnh mà chủ yếu là đo đạc ruộng đất, hoàn thành địa bạ các tỉnh phía Nam. Theo địa bạ được lập năm 1836, thì thôn Bình Lãng có vị trí và diện tích như sau:

- Đông giáp sông nhỏ.

- Tây giáp địa phận phường Lạc Bình, thôn Bình Trung lấy bờ ruộng làm giới.
- Nam giáp sông lớn.
- Bắc giáp phường Lạc Bình, lấy bờ ruộng làm giới.
- Thực canh ruộng các hạng là 817.7.14.5 (đọc là 817 mẫu, 7sảo, 14 thước, 5 tấc) Trong đó có 70 sở của 66 chủ điền và công điền công thổ là 54 mẫu, chia ra các loại đất như sau:
- Ruộng Sơn điền 77.7.5.5.
- Ruộng thảo điền 740.0.9.0.
- Dân cư thổ 42.5.1.5 (16 sở)
- Mộ địa 12 khoảnh.
Đạc điển thời đó:
- Mẫu =4894m2,4016
- Sào = (1/10 mẫu) 489 m² 4416
-Thước  (1/15 sào) = 32 m² 639344
- Tấc = (1/10 thước) = 3m 263934


Căn cứ vào địa giới thời Nguyễn và hiện nay thì địa giới Bình Lãng không có thay đổi, nhưng về diện tích ruộng đất, thổ cư, thìvùng đất Bình Lãng lúc đó hoang hoá rất nhiều. Qua đây cho thấy

sau hơn 300 năm, các thế hệ cư dân ở đây đã dày công khai phá để có một Binh Lãng như hiện nay. Đến năm 1837, huyện Thuận An được đổi tên thành huyện Cửu An, phần đất Tân Trụ hiện nay thuộc 2 tổng: Cừu cư Hạ và An Ninh Hạ, trong đó thôn Bình Lãng thuộc tổng Cửu Cư Hạ.
Sau khi chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân pháp dời phủ lỵ Tân An về làng Nhơn Thạnh Trung và lập Tham biện cải trị phủ Tân An. Đến năm 1869, phủ lỵ được dời về vũng Gù (thị xã Tân An). Chế độ Tham biện tồn tại đến năm 1899 được thay bằng chế độ Tinh trưởng và Tân An trở thành một tỉnh. Năm 1922 thực dân pháp lập quân Thủ Thừa, phần lớn đất đai của huyện Cửu An, trong đó có làng Bình Lãng cũng thuộc quận Thủ Thừa. Đến tháng 10/1945, Pháp đặt làng Bình Lãng thuộc quận BìnhTịnh, nhưng không đầy 01 năm lại nhập về quận Thủ Thừa như cũ. Đến năm 1952, Pháp thành lập quận Tân Trụ. Lúc bấy giờ, làng Bình Lãng trực thuộc huyện tân Trụ, tỉnh Tân An. Năm 1956,Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Long An trên cơ sở sát nhập tỉnh Tân An và tỉnh Chợ Lớn thì Bình Lãng vẫn thuộc quận Tân Trụ, một trong 8 quận của tỉnh Long An mới lập.

Năm 1977, huyện Tân Trụ và Châu Thành hợp nhất thành huyệnTân Châu, đến năm 1980 đổi tên thành huyện Vàm Cỏ. Tháng 5/1989,huyện Vàm Cỏ tách ra thành 2 huyện Châu Thành và Tân Trụ. Căn cứ vào lịch sử hình thành, thì từ khi có địa danh Bình Lãngcho đến nay, vùng đất Bình Lãng không có những biến đổi đi đến tách nhập như các xã khác trong vùng, đây cũng là điểm riêng biệtgắn liền việc hình thành tập quán của cư dân ở đây.

ật

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh